Blog chia sẻ

Top 8 nơi nhất định phải đến khi bạn thăm quan Hà Nội trong ngày đầu tiên !

Hà Nội – Thủ Đô của Việt Nam, mảnh đất nghìn năm văn hiến với rất nhiều di tích lịch sử cũng như câu chuyện đằng sau đó là nơi mà mỗi người Việt Nam hay khách du lịch đều muốn ghé qua mỗi dịp đặt chân lên mảnh đất chữ S này. Ô Mai Gia Lợi – số 8 Hàng Đường xin chia sẻ với bạn một số nơi bạn nhất định phải ghé thăm khi đi đến Hà Nội lần đầu tiên.

1. Hồ Gươm – Hồ Hoàn Kiếm

Địa điểm đầu tiên thường du khách hay mọi người đều đến đó chính là Hồ Gươm, Hồ Hoàn Kiếm, nằm ở chính giữa trung tâm Hà Nội, được gọi là trái tim của Thủ Đô. Cảnh sắc ở đây thường sẽ đẹp nhất và tiết thu khi đi dạo quanh bở hồ và ngắm nhìn cảnh sắc xung quanh.

Giữa Hồ sẽ có Tháp Rùa, Cầu Thê Húc và Đền Ngọc Sơn và chắc hẳn khi đến đây mọi người Việt Nam đều nhớ đến những ánh văn đã in sâu và tiềm thức thuở còn nhỏ đi Học. ”Cầu Thê Húc màu son, cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa gìa, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp xây trên  gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh xanh um” Trong khi đi dạo quanh Hồ Gươm, Bạn có thể ghé sang đường để check in nhanh với quảng trường nơi có tượng đài Vua Lý Thái Tổ – uy nghi bằng đồng nằm trong khu vườn thanh bình nhằm tôn vinh tự do, văn hóa và lịch sử. Nhắc một chút thì vua Lý Thái Tổ chính là vị vua đầu tiên thời lý là người rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) sang Đại La (Thăng Long – giờ là Hà Nội ngày nay). Khi đến Hồ Gươm bạn nên ghé ăn kem nhé, có 2 chỗ ăn kem vô cùng ngon ở Hà Nội đó là quán kem Tràng Tiền và ngay góc Hồ có quán kem Thủy Tạ bạn nhé !

2. Nhà thờ lớn Hà Nội

Sau khi mua kem ở đó bạn hoàn toàn có thể vừa thưởng thức và đi bộ đến địa điểm tiếp theo để thăm quan. Nhà thờ Lớn Hà Nội là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của tổng giám mục. Đây là một nhà thờ cổ kính tại thành phố này, thường xuyên diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của các giáo dân Công giáo thuộc giáo xứ chính tòa cũng như của toàn tổng giáo phận. Địa chỉ chính xác: 40 P. Nhà Chung, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội Vào dịp lễ Giáng Sinh, ở đây thường trang trí vô cùng bắt mắt, và vào dịp đó gần như giới trẻ Hà Nội ai cũng sẽ ghé qua 1 lần nhà thờ để xem nhà thờ trang trí và chụp ảnh cùng hình ảnh hang đá lung linh ở đó.

3. Phố Cổ Hà Nội

Hồ gươm, hay nhà thờ Lớn đều thuộc khu phố cổ Hà Nội, nhưng mình xin phép tách riêng ra và để giành những địa danh bên dưới để giới thiệu. Khi thăm quan phố cổ Hà Nội thì mình có lời khuyên là các bạn nên đi vào cuối tuần dịp thứ 6 đến chủ nhật. Vì thời gian này sẽ mở lối đi bộ, để các bạn hoàn toàn có thể tự do vi vu tận hưởng và thăm quan những nét độc đáo của Phố cổ mà không lo xe cộ đông đúc, nhưng sẽ rất đông người nha bạn. Và sau đây là một số nơi bạn nên ghé khi đến phố cổ nè:

3.1 Chợ Đồng Xuân

Góp mặt ở khu phố cổ Hà Nội từ năm 1889, chợ Đồng Xuân được xem là ngôi chợ lớn nhất Hà Nội, nơi đầu mối cung cấp hàng hóa cho khắp các tỉnh phía Bắc. Bạn có thể tìm thấy tất tần tật mọi thứ ở chợ Đồng Xuân, đặc biệt là vải vóc quần áo, đồ gia dụng, hàng điện tử.Điều thu hút hơn cả chính là ngõ chợ Đồng Xuân nằm bên cạnh chợ, bởi đây chính là tọa độ ăn uống không thể bỏ qua của dân Hà thành cũng như du khách. Ăn hàng ở chợ Đồng Xuân chắc chắn là trải nghiệm thú vị cho những ai muốn khám phá, thưởng thức ẩm thực Hà Nội thuần túy.

3.2 Phố Hàng Mã

Một trong những con phố thu hút các bạn trẻ đến check-in nhất đó là phố Hàng Mã, một nơi rất nổi bật bởi những màu sắc của những món đồ thủ công. Không chỉ có đồ thờ cúng, phố Hàng Mã còn có những mặt hàng mang đậm dấu ấn văn hóa như: lồng đèn, trống, đầu lân, mặt nạ, đồ chơi dân gian, v.v.Đặc biệt, mỗi khi có dịp lễ Tết, khu phố Hàng Mã càng trở nên rực rỡ hơn dưới ánh đèn – một phông nền quá “xịn sò” cho bạn chụp ảnh. Phố Hàng Mã mà lên đèn rồi thì bạn phải lên đồ ngay thôi.

3.3 Ô Quan Chưởng

Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất của Hoàng thành Thăng Long còn sót lại gần như nguyên vẹn. Ô Quan Chưởng mang đậm nét kiến trúc đặc trưng của thời Nguyễn, với vọng lâu và cổng tam quan. Địa danh này vốn có tên là Ô Đông Hà, nhưng về sau được gọi là Ô Quan Chưởng bởi di tích lịch sử này gắn liền với sự hy sinh giữ thành của một viên Chưởng cơ và binh lính nhà Nguyễn.

3.4 Nhà cổ Mã Mây

Một không gian văn hóa đặc sắc giữa lòng phố cổ Hà Nội đó là ngôi nhà cổ ở sô 87 Mã Mây. Ngôi nhà này là một trong 14 ngôi nhà cổ ở Hà Nội được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX, thể hiện rõ nét không gian sinh sống của người Hà Nội lúc bấy giờ.Mỗi tối, nơi đây thường tổ chức những buổi hát ca trù và biểu diễn một số loại hình nghệ thuật dân gian khác. Nhà cổ Mã Mây còn hay được chọn làm nơi tổ chức các sự kiện văn hóa lớn của thủ đô. Vé tham quan nhà cổ Mã Mây là 10.000đ/người nhé.

3.5 Đền Bạch Mã

Di tích lịch sử Đền Bạch Mã là một trong bốn ngôi đền thiêng của thành Thăng Long khi xưa, tọa lạc tại số 76-78 phố Hàng Buồm. Ngôi đền này được xây dựng từ thế kỷ IX, là nơi thờ thần Long Đỗ – vị thần gốc của Hà Nội cổ, và con ngựa trắng gắn liền với câu chuyện dời đô của vua Lý Thái Tổ. Vốn là nơi nghìn năm tuổi nên cảnh vật xung quanh đều khoác màu rêu phong, hoài cổ. Trong đền còn lưu giữ rất nhiều di vật cổ quý và có giá trị quan trọng để nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội.

3.6 Phố Tại Hiện

Phố Tạ Hiện là khu phố đêm náo nhiệt nổi tiếng thủ đô Hà Nội, cũng là khu phố Tây duy nhất ở đây. Khu phố này được du khách gọi là “ngã tư quốc tế”, và luôn có mặt trong danh sách những nơi phải đến khi đi du lịch Hà Nội.Chỉ là con phố nhỏ bé nhưng phố Tạ Hiện luôn chật nêm người đến vui chơi, giải trí, nhâm nhi bia vỉa hè. Đến phố Tạ Hiện, không thể không nhắc tới là những quán pub, quán bar sôi động như: Hay Bar, 1900 Le Theater Bar. Khoảng 9h, những quán bar này sẽ có ban nhạc chơi live để bạn tha hồ “quẩy”.

4. Văn miếu Quốc Tử Giám

Rời xa phố cổ 1 chút chốn vui chơi giải trí Tại Hiện, tiếp theo mình giới thiệu các bạn di chuyển qua Văn Miếu Quốc Tử Giám. Địa chỉ cụ thể: 58 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích rộng đến 54331m2 được chia làm 5 khu chính. Được xây dựng ở phía Nam của kinh thành Thăng Long. Nhìn về tổng thể, kiến trúc của Văn Miếu Quốc Tử Giám từ cửa vào bao gồm cổng Văn Miếu, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Đại Thành và nhà Thái Học. Giá vé vào Văn Miếu đang duy trì là 30.000 đồng/ vé người lớn và 15.000 đồng/ vé học sinh, sinh viên; miễn phí vé cho trẻ nhỏ dưới 15 tuổi. Mức giá này áp dụng cho cả khách trong nước và nước ngoài. Một số lưu ý khi đi Văn Miếu bạn nhé !

  • Hiện nay, Văn Miếu mở cửa vào 7h30 – 17h30 (mùa hè) và từ 8h00 – 17h30 (mùa Đông).
  • Khi đến thăm quan, bạn vui lòng mua vé ở cổng và tuân thủ các nội quy của Văn Miếu.
  • Bạn nên tôn trọng các di tích, không có các hành vi xâm hại hiện vật, cảnh quan.
  • Bạn nên mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ, không nên mặc đồ ngắn khi ghé qua các Điện thờ.
  • Thực hiện các hành vi có văn hóa, không gây mất trật tự an ninh, dâng lễ và thắp hương đúng quy định.
  • Tất cả các hoạt động quay phim trong di tích phải được sự cho phép của Ban quản lý.

5. Lăng Bác – Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Bác là nơi lưu giữ thi hài của vị lãnh tụ kính yêu. Bên ngoài lăng là những hàng tre xanh bát ngát. Khi vào viếng lăng Bác, bạn chú ý ăn mặc chỉnh tề, không đem theo các thiết bị điện tử ghi hành và giữ trật tự trong lăng. Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường này còn là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây cũng là nơi diễn ra các cuộc diễu hành nhân dịp các ngày lễ lớn của Việt Nam, và cũng là một địa điểm tham quan, vui chơi, dạo mát của du khách và người dân Hà Nội.Lăng Bác thường mở cửa vào các buổi sáng trong tuần trừ thứ Hai và thứ Sáu. Tuy nhiên những ngày đặc biệt như mùng 1 Tết Nguyên Đán, ngày 19/5 (sinh nhật Bác) và ngày 2/9 (Quốc khánh) mà trùng vào ngày thứ Hai hoặc thứ Sáu thì lăng vẫn sẽ mở cửa.

  • Vào mùa hè, từ tháng 4 đến hết tháng 10, lăng mở cửa từ 7h30 sáng đến 10h30 trưa. Vào thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày lễ khác, lăng mở cửa từ 7h30 đến 11h.
  • Vào mùa đông, từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau, lăng mở cửa từ 8h đến 11h. Đối với thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày lễ, lăng mở cửa từ 8h đến 11h30.

Thông thường, du khách sẽ được tham quan hết khu theo trình tự: Lăng Bác đến Nhà sàn, ao cá Bác Hồ, sau đó đi thăm bảo tàng Hồ Chí Minh và cuối cùng là Chùa Một Cột.

6. Chùa Trấn Quốc – Hồ Tây

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía Nam của Hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội. Từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước. Đầu năm 2017, chùa Trấn Quốc được lọt vào danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do báo Daily Mail (Anh) bình chọn. Hãy ghé thăm chùa Trấn Quốc, đảm bảo bạn sẽ ngạc nhiên trước không gian tĩnh lặng, vẻ đẹp nên thơ của “đóa sen” nổi trên mặt nước hồ Tây. Sau đó , tiện đường bạn có thể đi lượn 1 chút ở Hồ Tây Hồ Tây một trong những danh thắng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội, đây được coi là một “sân khấu khổng lồ soi bóng mây trời và cảnh quan thành phố”. Khung cảnh ven hồ Tây vô cùng thi vị, mơ mộng. Bao quanh hồ là những hàng cây xanh cao thẳng tắp, rồi những bồn hoa , thềm cỏ xanh mướt mọc xung quanh đã tạo ra một khung cảnh đặc biệt cho hồ Tây. Cái làm nên nét đặc biệt cho Hồ Tây, phân biệt nó với các hồ khác ở Hà Nội không chỉ là khung cảnh mà còn là sắc nước. Sắc nước mỗi mùa đều có sự thay đổi một cách kì diệu và ngoạn mục theo thời tiết, lúc xanh, lúc xám, rồi khi sáng khi tối… Và khung cảnh Hồ Tây trở nên rực rỡ thăng hoa nhất có lẽ là vào khoảnh khắc cuối ngày- khi ánh hoàng hôn buông xuống bao phủ lên cảnh vật,cùng cái mờ ảo của ánh đèn đường hắt xuống mặt nước tạo nên một khung cảnh cực kì huyền ảo, lãng mạn.

7. Con đường gốm sứ

Con đường gốm sứ được xây dựng năm 2008 nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội là một trong những địa điểm du lịch độc đáo không thể bỏ qua khi đến với thủ đô. Nơi đây đã được tổ chức kỉ lục Guiness công nhận là bức tranh gốm dài nhất thế giới.

8. Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử

Sau khi ngắm nhìn những bức hình họa vô cùng bắt mắt kì công của con đường gốm xứ, bạn đi chuyển lên một chút để ngắm nhìn chứng nhân lịch sử. Cầu Long Biên có một cái lại đó là sẽ đi ngược chiều trái phải đem lại cho bạn một cảm giá lạ. Cầu được Pháp xây dựng từ năm 1898, là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng. Cầu Long Biên gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, được coi là biểu tượng của Hà Nội trong những năm tháng khó khăn vất vả. Trên đây là những địa điểm du lịch Hà Nội mà các bạn có thể đi trong 1 ngày khi đã một lần đặt chân đến với thủ đô. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều địa điểm hấp dẫn khác đang đón chờ bạn khám phá. Chúc các bạn có hành trình du lịch Hà Nội thật thú vị và nhiều niềm vui.