Blog chia sẻ

8 mẹo trị ho dân gian cực hiệu quả mùa covid

Việt Nam là nước có vùng khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa nên thời tiết thay đổi theo mùa quanh năm. Đặc biệt là miền Bắc phân 4 mùa: Xuân hạ thu đông còn Miền Nam phân 2 mùa mưa nắng. Do thời tiết thay đổi như vậy nên việc cơ thể không kịp thích ứng và phát sinh bệnh theo mùa thường xuyên sảy ra, một trong những bệnh đó là bệnh ho.

Vì Ho là bệnh thường xuyên nên từ lâu đời ở dân gian đã truyền miệng rất nhiều các bài thuốc các mẹo hoàn toàn từ tự nhiên để chữa căn bệnh này.

Ô mai Gia Lợi có tham khảo 1 số các tài liệu và chia sẻ lại 8 mẹo chữa ho hiệu quả.

1.Trị ho bằng ô mai

Ô Mai từ lâu đã trở thành 1 trong những thức quà ăn vặt vô cùng phổ biến với người Việt, nhưng có thể bạn không biết ô mai cũng có 1 công dụng vô cùng tốt trong việc trị ho đặc biệt là vị dễ ăn kết hợp với những nguyên liệu khác giúp việc trị ho vô cùng hiệu quả.

Ô Mai Gia Lợi gợi ý bạn 2 ô mai rất tốt cho việc trị ho gồm: ô mai mơ gừng mặn ngọt, ô mai chanh muối

Mơ gừng mặn ngọt là sự kết hợp vị chua của mơ cùng với vị cay ấm của gừng và vị mặn của muối, khi ngậm giúp bạn giảm sự khó chịu ở cổ họng , giữ ấm cổ họng và giúp cơn ho mau dứt.

ô mai gừng
Ô mai gừng

Ô mai chanh muối kết hợp với mật ong luôn là giải pháp mà các khách hàng ô mai Gia Lợi lựa chọn để ngậm ho. Vị của chanh muối khá là mặn nên thường kết hợp với mật ong làm dịu vị. Ngoài ra mật ong cũng chính là một bài thuốc trị ho vô cùng hữu hiệu.

Ô mai chanh muối

2.Cách trị ho bằng lá hẹ

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 14g lá hẹ tươi

Cách thức thực hiện đơn giản như sau:

  • Lá hẹ tươi nhặt sạch rồi mang đi rửa sạch lại với nước. Sau đó ngâm chung với nước muối để có thể loại bỏ được các loại vi khuẩn và bụi bẩn có hại.
  • Lá hẹ sau khi ngâm thì để ráo nước.
  • Lấy 1 cốc nước ấm cùng 1 nắm lá hẹ xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
  • Sau đó sử dụng rây để lọc bỏ đi phần bã lá hẹ. Giữ lại phần nước cốt chia đều uống 3 lần trong ngày.
là hẹ
Lá hẹ

3.Cách trị ho bằng quả lê

Quả lê cũng sẽ là một cách chữa ho tự nhiên khi được kết hợp cùng với mật ong và đem đi chưng cất. Bạn chỉ cần chuẩn bị mật ong và 1 quả lê. Lê mang đi rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ. Cắt quả lê thành những khối vuông vừa đủ rồi cho vào bát cùng với 3 thìa mật ong và hấp cách thủy trong 30 phút.

Sau khi hấp, bần cần lọc để lấy nước cốt để uống và xác quả lê giữ lại để ăn. Làm như vậy từ 3 đến 5 ngày để trị ho hiệu quả.

Quả lê
Quả lê

4.Cách trị ho bằng gừng và mật ong

Bạn chỉ cần chuẩn bị 60g gừng tươi cùng với 30g mật ong nguyên chất. Gừng tươi mang đi rửa sạch rồi cho giã nhỏ. Đem số gừng đó đun sôi cùng với 500ml nước trong khoảng 3 phút. Sử dụng rây để lọc phần bã gừng để giữ lại nước. Bạn lấy phần nước này hòa chung với mật ong và uống 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất

gừng với mật ong
Gừng với mật ong

5.Cách trị ho bằng tỏi

Đơn giản nhất, không cần phải sơ chế cầu kỳ, chỉ với một vài tép tỏi sống là bạn đã có thể trị được cơn ho của mình. Với cách chữa ho bằng tỏi, bạn chỉ cần lột sạch lớp vỏ ở bên ngoài rồi cho tỏi tươi vào miệng nhai từ từ. Các chất có trong tỏi tươi sẽ được tiết ra. Bạn hãy nuốt các chất này để chúng thấm dần xuống cổ họng. Chắc chắn bạn sẽ phải bất ngờ về kết quả trị ho bằng tỏi.

tỏi
Tỏi

6.Cách trị ho bằng lá tần

Lá tần hay còn được gọi là lá húng chanh là vị thuốc thông dụng chữa ho và viêm họng, được Bộ Y tế xếp vào danh mục 70 cây thuốc Nam thiết yếu. Húng chanh chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là carvacrol có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Trong Đông y, húng chanh có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, dùng để chữa ho, viêm họng, cảm cúm, hen suyễn, sốt…

Cách sử dụng tươi đối đơn giản như sau:

  • Bạn cắt nhỏ lá tần sau khi đã rửa sạch rồi cho thêm đường phèn và mang đi chưng cất thủy.
  • Sau khi chưng sau bạn vắt lá tần lấy nước cốt để uống. Phần bã rau bạn có thể giữ lạ để ăn hoặc ngâm và uống chung với nước.
  • Mỗi ngày uống 1 lần (từ 3 đến 5 ngày) bạn sẽ thấy được kết quả.
lá tần
Lá tần

7. Quả và lá chanh

Với quả chanh tươi, bạn nên ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 15 phút, sau đó cho vào lò vi sóng nướng kỹ. Khi chanh được nướng, những thành phần này sẽ tương tác với nhau tạo ra một dung dịch có tác dụng sát khuẩn. Để có tác dụng tốt hơn, bạn có thể pha thêm một chút mật ong, khi sử dụng dung dịch này sẽ làm ấm phổi, giảm ho, bớt khản tiếng.

Ngoài ra, lá chanh rất thích hợp với người bị ho lâu ngày không khỏi. Bạn có thể chế biến bằng cách sắc lá chanh với gừng tươi, dùng nước sắc này cơn ho dai dẳng sẽ giảm đi nhanh chóng.

Quả và lá chanh
Quả và lá chanh

8. Rau diếp cá

Đây là vị thuốc kháng sinh có tác dụng kháng viêm trực tiếp trên họng và amidan. Cách làm nhanh nhất là giã nhuyễn rau diếp cá, đun nhỏ lửa cùng nước vo gạo khoảng 20 – 30 phút. Để nguội, sau đó thêm một chút đường cho dễ uống.

rau diếp cá

Xem thêm: bà bầu có nên ăn ô mai (xí muội)