bánh cốm gia lợi
Blog chia sẻ

Tất tần tất thông tin cần biết về bánh cốm Hà Nội

Khi nghĩ đến một loại đặc sản đại diện cho Hà Thành, người ta sẽ nghĩ ngay đến bánh cốm Hà Nội. Chiếc bánh dai dẻo thơm lừng hương cốm mới. Vỏ ngọt nhẹ bên trong nhân đậu xanh cùng dừa sợi beo béo.

Vị bánh ăn thơm ngọt nhẹ, không gắt, thử một lần đi, rồi bạn sẽ mê mẩn một đời đó.

Hương vị thơm ngon đặc trưng của bánh cốm Hà Nội

Chiếc bánh cốm màu xanh non, mặt bánh trơn láng, óng ánh vô cùng bắt mắt. Không chỉ đẹp, bánh còn rất thơm ngon nữa đó.

Cảm nhận đầu tiên là vỏ bánh sẽ dai dai, ngọt nhẹ và thơm thoang thoảng hương cốm mới. Phần nhân đậu xanh mềm mịn, dẻo nhẹ, ngọt nhưng không gắt. Tổng thể chiếc bánh là một sự kết hợp hài hòa giữa cốm và đậu. Một vị bánh nhẹ nhàng rất là Hà Nội.

Nguyên liệu làm ra chiếc bánh cốm Hà Nội ngon nhất

Hương vị bánh cốm thơm ngon độc đáo là điều không thể chối cải. Bánh cốm Hà Nội ngon đúng điệu đòi hỏi rất cao về tay nghề và kinh nghiệm của người thợ làm bánh.

Đầu tiên là công thức chế biến; tiếp đó là sự khéo léo, tỉ mỉ và tất nhiên không thể thiếu là khâu lựa chọn nguyên liệu.

Mua thêm: Đặc sản bánh chả Hà Nội

Làm vỏ bánh cốm Hà Nội

Bánh cốm muốn ngon phải dùng cốm già. Cốm già làm vỏ bánh, bánh sẽ thơm và có độ dai, không nhão. Khi bắt đầu làm bánh, người thợ sẽ ngâm cốm già với nước cho mềm. Tiếp tục nêm đường vào hỗn hợp cốm đã ngâm và bắt lên bếp với lửa riu. Người thợ sẽ liên tục khuấy đều để không làm cháy lớn bánh dưới đáy nồi. Cho thêm một ít tinh dầu hoa bưởi để bánh thơm đặc trưng.

Làm nhân bánh cốm Hà Nội

Nhân bánh cốm Hà Nội có thành phần chủ yếu là đậu xanh.

Những hạt đỗ căng mẩy sau khi mua về sẽ được ngâm mềm và đãi sạch vỏ. Đỗ xanh sau khi đã tách vỏ, cho thêm nước xấp mặt đỗ và nấu đến khi vừa chín tới. Đỗ thành phẩm phải có thơm mùi đặc trưng, tơi xốp, không nhão.

Người sợ sẽ giã nhuyễn đỗ xanh cho thật mịn và nhào qua với nước và đường. Tiếp tục, đun đỗ trên bếp và đảo đều với lửa nhỏ. Đậu xanh trong nồi đã ráo nước, trộn nặng tay và có độ dẻo thì tiếp tục cho các nguyên liệu phụ như: dừa nạo, mứt sen trần và nước hoa bưởi là hoàn thành.

bánh cốm

Cách gói bánh cốm

Nhân bánh được chia thành từng viên nhỏ, ép dẹp thành miếng vừa ăn. Người thợ sẽ khéo léo gói chiếc bánh làm sao để vỏ cốm sẽ ôm trọn hết phần nhân nhưng lại không được quá dày.

Bánh cốm Hà Nội ngon sẽ có lớp vỏ dày vừa phải, cắn vào dai dai không nhão. Vỏ bánh cùng không được quá ngọt, người ăn sẽ dễ ngấy. Nhân bánh phải được dàn đều để cân bằng vị giác.

Cách bảo quản để bánh cốm dùng lâu hơn

Để bảo quản bánh cốm lâu hơn và dễ vận chuyển, người thợ đã gói bánh trong những chiếc túi nilong thay vì lá chuối như trước đây.

Tuy nhiên, vì để bánh có hương vị tự nhiên thuần Việt nhất, người thợ sẽ không cho thêm các chất phụ gia hay bảo quản khác. Do đó, bánh cốm Hà Nội thời gian dùng chỉ trong khoảng từ 4 – 6 ngày kể từ ngày sản xuất.

Tổng kết về bánh cốm Hà Nội

Bánh cốm đại diện cho cả một trời ký ức miền quê phía Bắc. Hương cốm thơm lừng hòa quyện với đậu xanh béo ngọt. Là thứ vị đặc trưng dù chỉ ăn một lần cũng sẽ khiến thực khách phải nhớ mãi.

Du khách đến thăm Hà Nội thường tìm đến cửa hàng ô mai Gia Lợi để đặt mua những chiếc bánh cốm ngon nhất về làm quà cho gia đình. Món quà mộc mạc nhưng ý nghĩa và chứa đầy sự ngọt ngào.