Chi tiết công dụng và cách dùng táo đỏ tốt nhất

táo đỏ

Táo đỏ bắt nguồn từ các nước ở Bắc Phi, Syria. Sau đó, chúng dần xuất hiện tại Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là loại trái cây ăn ngon ngọt lại còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng quý báu. Quả táo đỏ khô ngày càng trở nên phổ biến trong mâm cơm Việt.

Tiệm ô mai Gia Lợi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết công dụng, cách dùng táo đỏ ngon và tốt nhất.

Đặc điểm sinh trưởng của táo đỏ

tao-do-kho

Táo đỏ là dòng cây thuộc họ Rhamnaceae (Họ Táo). Có rất nhiều tên gọi khác nhau nhưng quen thuộc với người Việt nhất vẫn là: táo tàu, đại táo. Ngoài ra còn có tên khác như: hồng táo, táo tàu đỏ, can táo, mỹ táo,…

Cây thuộc dòng cây thân gỗ nhỏ, trưởng thành cây cao tối đa khoảng 10m.

  • Lá cây có cuống ngắn tương tự như quả quất, mọc so le có các gai nhỏ. Lá hình trứng dài khoảng 3 – 5 cm, rộng 2 cm.
  • Hoa táo đỏ có màu vàng xanh nhạt, nở nhiều nhất vào độ tháng 5. Hoa mọc xen vào các kẽ lá, mỗi tán hoa có từ 5 đến 9 hoa.
  • Quả táo tàu hình cầu hơi dài. Trái non có màu xanh nhạt hoặc nâu nhạt. Trái chín sẽ chuyển dần sang màu đỏ sậm. Mùa thu hoạch đại táo là tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.

Quả táo đỏ ăn tươi với hương thơm, ngọt nhẹ. Táo sấy khô còn được biến hóa thành nhiều món ngon khác nhau với nhiều công dụng tuyệt vời.

Công dụng nổi bật điển hình của táo đỏ

Táo đỏ có bảng thành phần phong phú, giàu vitamin và dưỡng chất có lợi. Quả táo tàu phần lớn là nước tiếp đến là protein, vitamin C và chất xơ. Bên cạnh đó, quả táo còn có một lượng axit hữu cơ có lợi như axit gallic, axit malic, flavoniod,…là thứ quả nên được bổ sung vào thực đơn hằng ngày.

Một số công dụng điển hình của táo đỏ:

  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm rối loạn lo âu
  • Hỗ trợ chức năng vận động cho tim
  • Chống oxy hóa tế bào và phòng ngừa ung thư
  • Tiêu diệt mỡ trong máu, giảm nguy cơ đột quỵ
  • Bổ sung canxi, phốt pho giúp chắc xương
  • Tăng cường miễn dịch, bổ phổi

Mẹ bầu nên ưu tiên dùng táo đỏ để tuần hoàn máu, chống tê bì và hỗ trợ phát triển trí não cho bé ngay từ trong bụng mẹ.

Cách chế biến táo đỏ ngon nhất

Táo đỏ chế biến thành trà thanh nhiệt

Táo đỏ có thể kết hợp được với rất nhiều nguyên liệu để cho ra những hương vị trà thanh nhiệt khác nhau:

  • Trà hoa cúc táo tàu đỏ thơm nồng hương hoa, thanh ngọt của táo nhưng vẫn có một vị nhẫn đặc trưng của nhụy hoa cúc.
  • Trà đại táo, bột quế, lê và gừng sẽ cho ra một thứ trà có vị ngọt thanh thanh nhẹ nhàng, thơm hương quế, cay nhẹ của gừng.
  • Trà táo tàu kỷ tử hương vị đơn giản hơn, không kén người dùng. Vẫn là vị ngọt thanh của táo nay lại có thêm vị chua nhẹ của kỷ tử.

Táo tàu còn được kết hợp với nhiều nguyên liệu khác như hạt sen, hạt chia, gừng. Lâu lâu, các mẹ nội trợ nên thay đổi nguyên liệu đi kèm để có được hương vị trà mới, thay đổi khẩu vị gia đình nhé!

Táo đỏ chế biến thành món canh hầm đại bổ

Thật không nói quá khi gần như 100% các món canh hầm đại bổ đều sử dụng táo tàu. Táo tàu vừa dễ kết hợp lại bổ dưỡng thích hợp cho mọi thành viên trong nhà.

Thịt dê tươi ngon ngọt hầm nhừ với táo đỏ, kỷ tử thơm đậm đà. Món ăn thích hợp để bồi bổ sau những ngày làm việc quá sức.

Canh gà hầm táo tàu ngọt thanh, thịt mềm nhừ dùng để bồi bổ người lớn tuổi hay suy nhược cực kỳ tốt.

Thịt thỏ nấu canh táo đỏ thơm đặc trưng vị thịt thiên nhiên. Táo giúp nước canh thanh ngọt dễ chịu. Thịt thỏ nấu nhừ như tan trong khoang miệng.

Rượu táo tàu hương vị đặc biệt

Táo tàu ngâm rượu trắng sau 3 tháng là đã có thể thưởng thức. Hương vị rượu thơm ngây ngất lại thêm chút men là hảo tửu mà đấng mày râu yêu thích. Mỗi bữa ăn, dùng khoảng 1 chung rượu nhỏ vừa kích thích ăn ngon, ngủ ngon, bổ máu và hết suy nhược.

Tổng kết

Như một loại thảo mộc, táo đỏ được nhiều mẹ nội trở tin tưởng kết hợp trong các món ăn thường ngày. Để biết thêm được nhiều món với can táo, các mẹ tham khảo thêm bài viết: Top 5 món ăn ngon nhất với táo đỏ khô của Tiệm ô mai Gia Lợi.